Vai trò Chăn nuôi ở Việt Nam

Con trâunuôi trâu có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu chính cho người dân, việc tiêu thụ thịt cá trứng là thành phần chính của bữa ăn của người Việt có điều kiện (trong đó thịt heo và thịt gà chiếm tỷ trọng cao). Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Chăn nuôi của Việt Nam vẫn đang là sinh kế của gần 10 triệu người nhưng trên 50% quy mô nông hộ ở quy mô nhỏ[2]. Ngoài việc thực hiện tốt vai trò sản xuất nội địa, một số ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi Việt Nam còn đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc[3].

Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa là hệ thống sản xuất kết hợp mà rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo, sức lao động, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn, nuôi gà, thủy cầmtrồng lúa hỗ trợ lẫn nhau, người ta đã sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn tại chỗ, sẵn có. Ngày nay, hình thức kết hợp này vẫn còn đang được sử dụng dưới hình thức chăn nuôi nông hộ, và theo mô hình vườn-ao-chuồng (VAC), những lợi thế rõ ràng của chăn nuôi quy mô nhỏ, như sự khép kín với trồng trọt, phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông hộ nhỏ, cho phép sử dụng tốt hơn các giống địa phương có đặc điểm là năng suất thấp nhưng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái, có thể sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, tạo ra sự quay vòng.

Mặc dù giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp, nhưng chăn nuôi là lĩnh vực được đánh giá dễ bị tổn thương nhất sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thế hệ mới[4]. Đối với tiềm năng ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo, nếu tổ chức tốt, tương lai ngành này sẽ được khá, từ cuộc khủng hoảng thịt lợn cho thấy cho thấy thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, và khả năng làm ra sản phẩm có thể xuất khẩu được chính là thịt lợn, không phải loại thịt khác, có ý kiến cho rằng Ngành chăn nuôi không sập (phá sản) dễ dàng được, chăn nuôi nhỏ lẻ có thể giảm, nhưng chăn nuôi lớn và đầu tư công nghệ cao theo chuỗi sẽ có cơ hội để phát triển, Sản phẩm thịt của Việt Nam cũng đang hướng tới vấn đề thực phẩm sạch sẽ giúp nâng vị trí thịt lợn lên[5].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chăn nuôi ở Việt Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39774159 http://channuoivietnam.com/tinh-hinh-chan-nuoi-tha... http://www.baogiaothong.vn/tuong-lai-chan-nuoi-vn-... http://nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam-an/item/31... http://www.thesaigontimes.vn/131914/Hang-trieu-ho-... http://www.thesaigontimes.vn/135474/Uc-My-se-thay-... http://vietnammoi.vn/xuat-khau-thit-lon-ra-the-gio... http://vtv.vn/video/viet-nam-va-the-gioi-nganh-cha... https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-anim-hu... https://news.zing.vn/apec-2017-co-the-cuu-nganh-ch...